Câu hỏi:
Tôi 70 tuổi, bị tiểu đường nhiều năm, nay các ngón chân hiện tại đang sưng tấy, đau buốt, chảy máu, mủ. Vậy tôi cần làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Mong bác sĩ tư vấn giúp.
Trả lời:
Chào bác,
Theo những gì miêu tả ở trên thì bác nên nhập viện luôn, bởi tình trạng sưng tấy lại kèm theo chảy máu, mủ như vậy là biểu hiện của viêm nhiễm nặng. Đây là một trong những biến chứng rất nghiêm trọng và rất khó điều trị ở người tiểu đường. Nếu không được chữa trị ngay, các vết viêm nhiễm này sẽ nặng lên, gây hoại tử và có nguy cơ cao là phải cắt cụ chi để ngăn hoại tử lan rộng.
Tại bệnh viện, bác sẽ được làm kháng sinh đồ xác định loại vi khuẩn gây viêm nhiễm, sau đó sẽ có những phác đồ điều trị thích hợp.
Cần làm gì khi bệnh tiểu đường bị sưng chân, đau, chảy máu?
Điều trị biến chứng lở loét bàn chân do tiểu đường khá khó, đòi hỏi cần phải kiên trì phối hợp nhiều phương pháp và tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ.
Trước mắt, người bệnh nên sớm tới bệnh viện có chuyên khoa bàn chân tiểu đường để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ giúp bác đánh giá mức độ loét, nhiễm trùng, kiểm tra mạch máu nuôi dưỡng bàn chân xem có tắc hẹp hay bị tổn thương chưa, từ đó đưa ra những hướng điều trị phù hợp. Rất có thể, bạn sẽ phải nằm viện 1 vài ngày để bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vết loét. Sau khi vết loét tiến triển tốt, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà.
Lưu ý trong chăm sóc vết thương bàn chân tiểu đường
Để vết thương nhanh lành, bạn cần lưu ý một số điểm sau trong quá trình chăm sóc:
- Vệ sinh vết thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày.
- Kê cao chân khi nằm để tránh tạo áp lực lên vết thương.
- Hạn chế đi lại nhiều, động chạm vào vết thương.
- Uống thuốc kháng sinh đúng theo đơn bác sĩ.
- Kiểm soát tốt đường huyết.
- Theo dõi tiến triển của vết thương, nếu tình trạng chảy mủ không đỡ, mủ có mùi/màu khác lạ, xuất hiện những đốm đen hoại tử, bị đau nhiều, sốt, bạn cần quay lại bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ.
Dùng thuốc uống hoặc tiêm đúng theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện đúng những khuyến cáo để thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngừng hút thuốc và theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên.
Việc điều trị loét bàn chân tiểu đường giai đoạn muộn sẽ khó khăn hơn nhiều giai đoạn sớm. Vì vậy, không nên chủ quan mà cần bảo vệ bàn chân đúng cách, chủ động phòng ngừa biến chứng ngay từ hôm nay để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Bác còn điều gì băn khoăn thì hãy để lại số điện thoại bên dưới nhé. Thoái Linh Đường sẽ giải đáp sớm cho bác. Chúc bác nhiều sức khỏe!