Câu hỏi:
Mẹ tôi bị tiểu đường 4 năm nay, vẫn uống thuốc tiểu đường bác sĩ kê đều đặn hàng ngày. Mấy ngày nay có hiện tượng bị phù mặt, phù chân, nước tiểu có màu đục. Đó có phải biểu hiện biến chứng của tiểu đường không?
Trả lời
Chào bạn,
Hiện tượng phù chân mà mẹ bạn đang gặp phải rất có thể là biến chứng của bệnh tiểu đường với một trong ba nguyên nhân chính như: biến chứng do xơ gan, tắc nghẽn mạch máu tới các chi dưới do xơ vữa mạch hoặc biến chứng tim mạch.
Phù chân ở người bệnh tiểu đường cần được điều trị sớm
Mỗi nguyên nhân của bệnh sẽ cần kết hợp các biện pháp điều trị khác nhau, vì vậy gia đình bạn nên sớm đưa bác đến bệnh viện để thăm khám tìm được nguyên nhân chính xác. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bạn thêm 1 số loại thuốc khác bên cạnh các thuốc hạ đường huyết để giúp bác giảm phù chân, phù mặt. Đặc biệt, tình trạng này không nên trì hoãn mà cần phải được thăm khám và điều trị sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng thêm.
Người bệnh tiểu đường cần chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng khi bị phù
Ngoài chế độ ăn uống kiểm soát bột đường như hàng ngày thì đặc biệt cần chú ý ăn giảm muối, giảm mỡ. Những thực phẩm chế biến sẵn như chả, giò, dưa muối, đồ chiên rán hay mỡ/ nội tạng động vật cũng nên hạn chế tối đa vì những thực phẩm này có chứa khá nhiều muối và những chất bảo quản không tốt cho gan thận. Nhất là khi chức năng gan thận của bệnh nhân cũng đã bị suy yếu đi nhiều.
Cách phòng tránh hiện tượng phù chân ở người bệnh tiểu đường
Tập luyện nhẹ nhàng vùng chân
Các bài tập nhẹ nhàng ở phần chân như nâng hạ chân lên xuống, massage chân, đi bộ nhẹ nhàng,... sẽ giúp cho máu lưu thông được dễ dàng hơn và hạn chế tình trạng ngưng động dòng máu ở tại chân. Nhờ vậy mà tình trạng phù nề ở chân cũng được cải thiện đáng kể.
Nâng cao chân so với tim
Người tiểu đường bị phù chân nên đặt chân cao hơn so với tim khi nằm hoặc ngồi thì sẽ làm giảm tình trạng phù chân. Những lúc rảnh rỗi, người bệnh nên đặt chân của mình lên những điểm tựa sao cho chân cao hơn tim, hội chứng phù chân này cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Người bệnh nên duy trì mỗi lần khoảng 30 phút và thực hiện từ 3 đến 4 lần trong ngày.
Xoa bóp mỗi ngày
Xoa bóp nhẹ nhàng ở phần chân mỗi ngày cũng góp phần hạn chế hiện tượng phù chân ở người bệnh tiểu đường. Xoa bóp sẽ giúp dòng máu lưu thông, giảm bớt được áp lực trên thành mạch.
Ăn ít muối
Lượng muối nhiều có trong bữa ăn cũng sẽ khiến cho tình trạng phù nề ở chân trở lên nghiêm trọng hơn đối với người bệnh tiểu đường. Cho nên, để có một đôi chân khỏe mạnh và nói không với sưng phù thì người bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng muối có trong các bữa ăn hàng ngày.
Kiểm tra chân thường xuyên
Bệnh tiểu đường bị phù chân sẽ được phát hiện và được kiểm soát kịp thời nếu như bệnh nhân kiểm tra chân thường xuyên. Việc kiểm tra sẽ giúp cho bạn xem được các tổn thương ở chân có xảy ra hay không, đặc biệt là các trường hợp chân người bệnh bị hoại tử. Bên cạnh việc tự kiểm tra chân tại nhà thì bệnh nhân cũng nên kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần tại các bệnh viện để phát hiện kịp thời và điều trị, không để các biến chứng này nặng hơn xảy ra.
Phù chân ở người tiểu đường có thể cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm
Chúc bạn và gia đình mình nhiều sức khỏe! Nếu còn thắc mắc gì thì hãy bình luận bên dưới hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.