Câu hỏi:
Tôi mới phát hiện mắc tiểu đường chưa đầy 1 tháng, xét nghiệm đường khi đói 7,6mmol/L mà sút 2,5 kg. Vậy tôi muốn tăng cân thì làm cách nào được bác sĩ, nhờ bác sĩ tư vấn thực đơn tăng cân cho người tiểu đường bị sụt ký? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn,
Sút cân nhanh là một trong những triệu chứng điển hình của căn bệnh tiểu đường. Tình trạng này có thể tiếp diễn nếu bệnh tình không được điều trị hay chỉ số đường huyết không được kiểm soát tốt. Nếu bị sút cân kéo dài, cơ thể của bạn sẽ dễ bị suy nhược, làm giảm khả năng chống chọi với bệnh và khiến cho những biến chứng tiểu đường xảy ra sớm hơn. Tuy nhiên, có một vấn đề bạn phải cân nhắc khi thay đổi trọng lượng cho người tiểu đường là cân nặng tăng rất có thể kéo theo đường huyết tăng.
Khi nào bệnh nhân tiểu đường nên tăng cân?
Để biết bạn có bắt buộc phải tăng cân hay không, bạn nên tính toán chỉ số khối lượng cơ thể BMI. BMI bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Ví dụ: Cân nặng của bạn là 60kg, chiều cao 1,65 m thì BMI sẽ là 60 : 1.65 : 1.65 = 22.03
Nếu BMI của bạn vẫn nằm trong mức giới hạn bình thường 18.5 – 22.99 thì bạn chưa nhất thiết phải tăng cân. Dưới giới hạn này, bạn có thể trao đổi với bác sĩ điều trị về việc điều chỉnh cân nặng cho mình bằng cách xây dựng thực đơn tăng cân cho người tiểu đường bị sụt ký đồng thời chế độ sinh hoạt của mình
Bí quyết xây dựng thực đơn tăng cân cho người tiểu đường bị sụt cân nhanh
Để có được cân nặng lý tưởng, trước hết bạn cần phải điều trị bệnh tiểu đường theo đúng chỉ định hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời cần tuân thủ một vài nguyên tắc sau trong ăn uống:
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Bạn nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ một ngày thay vì bạn ăn 3 bữa chính. Giữa các bữa ăn, có thể uống thêm sữa cho người tiểu đường, sữa chua không đường hoặc lựa chọn hoa quả ít ngọt như thanh long, dưa chuột, bưởi, táo,…ăn với số lượng vừa phải.
- Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng để đảm bảo ăn ít nhưng vẫn đủ dinh dưỡng mà cơ thể cần. Ví dụ về các thực phẩm giàu dinh dưỡng mà người bệnh tiểu đường nên ăn là thịt nạc, cá hồi, cá thu, đậu phụ, các loại hạt…
- Không uống nước trước các bữa ăn vì uống nước sẽ khiến bạn ăn ít đi.
- Chọn đúng loại tinh bột: Mặc dù ăn nhiều tinh bột sẽ giúp tăng cân nhanh, nhưng các thực phẩm này cũng có thể gây tăng đường huyết và khiến cho việc kiểm soát tình trạng bệnh trở nên khó khăn hơn. Bạn nên các loại thực phẩm ít làm tăng đường huyết như gạo lứt, rau xanh, đậu đỗ,…
- Ăn chất béo có lợi: Chất béo là một nhóm thực phẩm giàu calo nhất, nên bạn có thể sẽ tăng cân nhanh chóng nếu ăn nhiều chất béo. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại chất béo có hại (trong đồ chiên rán hay thực phẩm chế biến sẵn…) mà thay vào đó bạn nên ăn chất béo bão hòa đơn và chất béo bão hòa đa có trong: dầu hạt cải, dầu ô liu, quả bơ, đậu phộng, bơ hạnh nhân, hạt điều,…
Ngoài ra việc tập thể dục hàng ngày cũng giúp bạn không bị tăng cân quá mức. Các bài tập như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe,… vừa giúp tăng cân an toàn vừa giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.
==> Xem ngay: