Người bệnh tiểu đường ngoài nỗi lo sợ đường huyết tăng cao thì nguy hiểm hơn cả nữa đó là những biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường mang lại. Nó ảnh hướng lớn đến sức khỏe và gánh nặng trong chi phí điều trị.
Để phòng ngừa và kiểm soát được hiểm họa của biến chứng mãn tính tiểu đường mang lại người bệnh tiểu đường nào cũng nên hiểu rõ hiểu đúng về nó.
Khi nào người bệnh tiểu đường sẽ gặp biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường?
Với bệnh tiểu đường, thông thường những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường có thể gặp bất cứ giai đoạn nào dù là mới bị hay bị lâu rồi do việc tăng hoặc giảm đường huyết bất thường. Tuy nhiên biến chững mãn tính của bệnh tiểu đường thì lại khó xác định được thời điểm bắt đầu đặc biệt là những người bị ĐTĐ tuýp 2, do bệnh tiểu đường thường diễn biến âm thầm ít biểu hiện có người đi khám hoặc khi bác biến chứng đã xuất hiện mới phát hiện ra mình bị bệnh.
Với tiểu đường tuýp 1 triệu chứng thường rất nhiều nên có thể phát hiện sớm cũng như có thể kịp thời kiểm soát phòng ngừa các biến chứng . Nhưng với tiểu đường tuýp 2 thì ngược lại do đó việc kiểm soát khó cũng như pahts hiện khi biến chứng đã ở giai đoạn cuối việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn.
Vì vậy với cả 2 tuýp của tiểu đường việc phòng ngừa và kiểm soát biến chứng tiểu đường là không thể tách rời khỏi mục tiêu làm sao có thể kiểm soát tốt được đường huyết.
Dấu hiệu nhận biết biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường?
Khi cơ thể người bệnh tiểu đường thấy 1 trong các biểu hiện sau chứng tỏ các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường đã tìm đến bạn:
- Tê bì tay chân, cảm giác châm chích, bỏng rát và đau bắt đầu ở những đầu ngón chân tay
- Mắt có cảm giác nhìn mờ, giảm thị lực
- Phù mắt cá chân, cẳng chân, cằng tay
- Một số biểu hiện bệnh về tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, cao huyết áp
- Biểu hiện nhiễm trùng: nhiễm trùng dai dẳng trong: miệng, nướu răng, phổi, da, chân, ..)
Khi gặp các biểu hiện này hãy nhanh chóng đi thăm khám, kiểm tra đường huyết thường huyết thường xuyên, xin lời khuyên tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia nội tiết để có thể kiểm soát được những biến chứng mãn tính tiểu đường tránh gây ra những hậu quả nguy hiểm cho người bệnh.
Gọi ngay cho chuyên gia THOÁI LINH ĐƯỜNG
02433899889
Các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường?
1.Biến chứng trên mạch máu nhỏ
Khi lượng đường trong máu tăng cao lâu ngày gây tổn thương, làm dày màng đáy của các mạch máu nhỏ dẫn đến hậu quả là: mù lòa, suy thận.
Biến chứng mắt
90% bệnh nhân mắc tiểu đường trên 10 năm sẽ bị tổn thương về mắt là biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường phổ biến nhất. Thường xảy ra ở cả 2 mắt. Đó là do việc tổn thương các mao mạch nhỏ trên võng mạc gây nên nên vỡ mạch máu và xuất huyết.
Biểu hiện:
- Nhìn mờ, khả năng nhìn màu sắc suy giảm
- Hạn chế quan sát sự vật tầm nhìn có các đốm đen
Biến chứng:
- Xuất huyết thủy tinh thể
- Đục thủy tinh thể
- Bong võng mạc
- Tăng nhãn áp
- Mù lòa
Việc điều trị các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường ở mắt hiện nay khá dễ dàng bằng phương pháp tia laser rất hữu hiệu. Còn muốn ngăn ngưà biến chứng mắt ở người tiểu đường thì chỉ có làm sao duy trì được đường huyết và huyết áp ở mức ổn định bình thường.
Biến chứng thận
Tỉ lệ cao những người tiểu đường trên 20 năm sẽ có biến chứng ở thận. Nguyên nhân là do tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận dẫn đến sự rõ rỉ protein trong nước tiểu dẫn đến việc suy giảm chức năng làm sạch và lọc máu của thận và cuối cùng là suy thận
Biểu hiện:
- Hay rùng mình, lạnh tứ chi
- Đau lưng, nhức mỏi đầu gối
- Thở yếu, ăn không ngon miệng
- Hoa mắt, mất ngủ, gặp ác mộng nhiều
- Tiểu nhiều về đêm
- Chóng mặt ù tai
- Táo bón
- Rối loạn chức năng sinh dục
Điều trị:
Khi có các biểu hiện về biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường ở thận thì nên đi xét nghiệm máu và nước tiểu để bác sĩ có thể xác định được sớm mức độ tổn thương của thận để có phương pháp điều trị phù hợp cho mình.
Giai đoạn đầu của biến chứng thận có thể điều trị được bằng thuốc và kiểm soát tốt đường huyết thì sẽ ngăn ngừa và làm chậm lại tình trạng có thể dẫn đến suy thận
Còn nếu đã suy thận thì điều trị sớm bằng lọc máu hàng tháng và ghép thận
2. Biến chứng tim mạch
Khi lượng đường trong máu tăng cao lâu ngày sẽ dẫn đến xơ vữa, làm hẹp các động mạch lớn gây ra tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu chi dưới,...
Bệnh mạch vành
Với người tiểu đường so với người bình thường thì nguy cơ mặc bệnh tim mạch gấp 2-4 lần, thường xảy ở bệnh nhân tiểu đường nhiều năm có HbA1C cao và bệnh nhân nữ
Biểu hiện như: cao huyết áp, LDL cao, HDL thấp, đau tức ngực,...
Để giảm thiểu những biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường nặng của bệnh mạch vành thì việc kiểm soát huyết áp, đường huyết là vô cùng quan trọng
Tai biến mạch máu não
Với những người tiểu đường có chỉ số HbA1C cao, đi kèm thêm bệnh huyết áp cao, hút thuốc lá lâu năm thì việc gặp các biến chứng tai biến mạch máu não sẽ cao gấp 2 lần người bình thường
Vì vậy những đối tương bệnh nhân tiểu đường kèm thêm các vấn đề trên cần phải có chế độ kiểm soát đường huyết, huyết áp thật chắt chẽ cũng như ngay lập tực nên cái thuốc lá.
Tai biến mạch máu não ở người tiểu đường gây nên tử vong khá cao nên người bệnh hết sức thận trọng.
3. Biến chứng thần kinh
Biến chứng thần kinh ở người tiểu đường thường rất phổ biến, xuất hiện sớm chiến đến 50% người bệnh tiểu đường tuýp 2. Biến chứng thần kinh do đường máu tăng cao là tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi hoặc chỉ phục hồi được 1 phần
Nguyên nhân gây ra các biến chứng thần kinh ở người tiểu đường là do lưu lượng máu đến các dây thần kinh bị hạn chế, khiến cho nó không được nuôi dưỡng và kết quả là yếu dần dẫn đến bị cơ thể đào thải (gây cụt chi, hoại tử,..)
Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường ở thần kinh được chi làm 2 loại biến chứng thần kinh ngoại vi và biến chứng thần kinh tự chủ
- Biến chứng thần kinh ngoại vi gây ra biến chứng làm rối loạn mất cảm giác như: tê bì tay chân, cảm giác châm chích bỏng rát. Biến chứng thần kinh này dễ gây nên nhiễm trùng, hoại tử, gây lở loét và nặng nhất là có thể phải cắt cụt chi
- Biến chứng thần kinh tự chủ khiến cho bệnh nhân tiểu đường khó nuốt, hay bị nghẹn nấc cục, chậm tiêu, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đại tiểu tiện rối loạn..., hay rối loạn chức năng sinh dục như rối loạn cương dương, giảm ham muốn
4. Nguy cơ nhiễm trùng
Khi đường huyết tăng cao lâu ngày là môi trường thuận lợi và vi khuẩn phát triển gây nên suy yếu hệ miễn dịch. Dẫn đến các biến chứng về nguy cơ nhiễm trùng tăng cao như: viêm lợi, viêm phổi, viêm đường hô hấp, cúm, nhiễm trùng đường tiết niệu, tụt răng, ...Người bệnh tiểu đường có thể đề ý nếu mình gặp biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường này thì nó sẽ rất lâu khỏi và khó điều trị khỏi hoàn toàn cùng như hay tái phát lại
Cách phòng ngừa biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường?
Để phòng ngừa biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường thì việc kiểm soát được đường huyết ổn định là điều tiên quyết. Ngoài ra còn phải điều chỉnh mở máu, quản lý huyết áp, chỉ số cân nặng hợp lý.
Để kiểm soát được thì ngoài việc sử dụng thuốc đều đặn đúng giờ đúng liều thì chế độ ăn uống tập luyện chiếm 80% quyết định đường huyết có ổn định được không nhất là với đái tháo đường tuýp 2. Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày phù hợp với tình trạng bệnh của mình: giảm tinh bột, giảm chất béo, giảm muối, tăng chất xơ, tăng chất đạm, .....Vận động đều đặn hàng ngày từ 30p-1h sau ăn chính
Thường xuyên đi khám định kỳ hàng tháng để phát hiện những biến chứng sớm. Sử dụng thêm các dược liệu từ thiên nhiên để sử dụng hằng ngày tốt cho đường huyết huyết áp như: khổ qua, dây thìa canh, lá xoài, lá đu đủ, lá vối, đông trùng hạ thảo,...nhờ đó cũng hạn chế được tác dụng phụ của thuốc tiểu đường. Ngoài ra có thể sử dụng các dòng thực phẩm chức năng hỗ trợ ổn định đường huyết trên thị trường cũng rất tiện, mà cũng rất hiệu quả cho quá trình điều trị tiểu đường cũng như kiểm soát được sự phát triển của các biến chứng mãn tính của tiểu đường gây ra
==> Xem ngay: Top 10 dòng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt nhất