Tiểu đường ăn quýt được không? Đây là câu hỏi mà nhiều người mắc bệnh tiểu đường quan tâm bởi chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát đái tháo đường. 

==> Quan tâm: Bệnh nhân tiểu đường nên ăn yến mạch như thế nào?

Quýt là trái cây thuộc họ cam quýt, với vị ngọt thanh mát và giàu vitamin C, nhưng cũng có một lượng đường tự nhiên nhất định. Vậy người tiểu đường ăn quýt được không? Bài viết này không chỉ cùng bạn trả lời câu hỏi mà còn cung cấp thông tin chi tiết về lợi ích và tác hại của việc ăn quýt đối với người tiểu đường, giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp cho mình.

Tiểu đường ăn quýt được không? Chỉ số đường huyết (GI) của quýt là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết (GI) của quýt là 45, được xếp vào nhóm trái cây có chỉ số đường huyết trung bình. Điều này có nghĩa là quýt không làm tăng lượng đường trong máu đột ngột như các loại trái cây có GI cao như chuối, dứa.

Tuy nhiên, quýt vẫn chứa một lượng đường nhất định, vì vậy người bị tiểu đường nên ăn quýt một cách điều độ và theo dõi lượng đường trong máu sau khi ăn để xác định nên ăn mấy quả quýt để không ảnh hưởng tới đường huyết. 

Tiểu đường ăn quýt được không? Câu trả lời là có, người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể thêm quýt vào chế độ ăn uống của mình, nhưng không nên ăn quá 3 quả quýt mỗi ngày. 

Nếu bạn đang cân nhắc tiểu đường có nên ăn quýt không, hãy tìm hiểu thêm về các lợi ích của quýt với sức khoẻ và đường huyết của bạn được chúng tôi tổng hợp dưới đây.

==> Tham khảo: Tiểu đường ăn xoài chín được không? Vì sao?

Lợi ích của quýt đối với người tiểu đường

Quýt là một lựa chọn dinh dưỡng thông minh cho người tiểu đường, cung cấp vitamin C và chất xơ cần thiết. Với lượng calo thấp, quýt giúp kiểm soát cân nặng và làm chậm quá trình hấp thụ đường, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. 

Lượng chất xơ dồi dào trong quýt giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả, duy trì sức khỏe đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Mỗi quả quýt trung bình cung cấp khoảng 1.3g đến 1.6g chất xơ, chiếm khoảng 5% đến 6% nhu cầu chất xơ hàng ngày.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, một người bị tiểu đường không nên ăn quá 2-3 quả quýt mỗi ngày. Việc ăn quá nhiều quýt có thể làm tăng lượng đường trong máu và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Với những lợi ích mà quýt mang lại thì người bệnh tiểu đường sẽ không cần phải băn khoăn về việc tiểu đường ăn quýt được không. Nhưng, ăn quýt có hại không?

==> Có thể bạn quan tâm: Uống thuốc tiểu đường đúng cách hiệu quả cho từng loại thuốc

Tác hại của quýt đối với người tiểu đường

Mặc dù có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng việc ăn quýt cũng có thể gây ra một số tác hại đối với người bị tiểu đường nếu ăn quá nhiều. Như đã chia sẻ, quýt có lượng đường tự nhiên, ăn quá nhiều quýt có thể dẫn đến tăng cân, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Điều chỉnh lượng quýt trong chế độ ăn uống là cần thiết để tránh tích tụ calo dư thừa. 

Ngoài ra, chất flavonoid trong quýt có thể tương tác với một số thuốc như warfarin (một loại thuốc chống đông máu) hoặc các thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Người tiểu đường đang điều trị các bệnh lý nền khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm quýt vào chế độ ăn để đảm bảo không có tương tác thuốc gây hại. Chọn lựa thông minh và tiêu thụ điều độ là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe.

Tác hại của quýt đối với người tiểu đường

Không chỉ băn khoăn với câu hỏi bệnh tiểu đường ăn quýt được không mà bạn cũng cần lưu ý tới tác hại của quýt. Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia cho người tiểu đường khi ăn quýt.

==> Xem thêm ngay: TOP 10 thuốc tiểu đường tuýp 2 tốt nhất hiện nay

Lời khuyên từ chuyên gia về vấn đề tiểu đường và ăn quýt được không

Người tiểu đường không cần phải kiêng khem hoàn toàn một món ăn, một loại trái cây nào. Điều quan trọng là người tiểu đường cần phải kiểm soát lượng ăn và cân đối với các loại thực phẩm khác chứa đường trong khẩu phần ăn của mình. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người tiểu đường nên hạn chế ăn đường không quá 10% lượng calo hàng ngày, nên tập trung vào việc bổ sung đường từ các nguồn tự nhiên như quýt và các loại trái cây khác.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm ăn quýt và các loại quả có nhiều vitamin C nói riêng khi đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường và các thuốc khác. 

Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống và vận động khoa học, bạn có thể kết hợp thêm 2 viên ADDP Viên An Đường mỗi ngày để hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn với các thành phần từ thảo dược như dây thìa canh, khổ qua,... hỗ trợ người tiểu đường kiểm soát  đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Miễn trừ trách nhiệm:

  • Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.
  • ADDP không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.