Yến sào có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế, vị, thận. Dược liệu bổ dưỡng này có tác dụng dưỡng âm, nhuận phế, bổ khí, ích tỳ, dưỡng huyết. Đặc biệt, rất tốt cho người đang gặp các tổn thương về phổi, giúp giảm ho, tiêu đờm, hỗ trợ phục hồi chức năng phổi. Thế nhưng tiểu đường ăn yến được không? Liệu ăn yến sào có ảnh hưởng đến đường huyết không?

==> Quan tâm: Tiểu đường ăn xoài chín được không? Vì sao?

Cùng Dược phẩm ADDP tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để biết thêm cách dùng tổ yến mang lại nhiều lợi ích nhất cho người bệnh tiểu đường

Tiểu đường ăn yến được không? 

Yến, yến sào hay tổ yến được ví như “vàng trắng” từ thiên nhiên. Tổ yến được hình thành từ nước dãi và đôi khi là cả huyết của chim yến. 

Tiểu đường ăn yến được không? 

Trong tổ yến có tới 31 nguyên tố vi lượng (như kẽm, sắt, đồng, canxi, magie …) và 18 loại axit amin (như Arginine, Threonine, Serine, Leucine …) cần thiết cho sức khỏe. 

Đặc biệt, trong tổ yến có tới 8 loại axit amin mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được. Thế nhưng, với hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy, bệnh tiểu đường ăn yến sào được không? Dinh dưỡng nhiều như thế có làm tăng đường không?

Để có câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn yến được không, hãy nhớ lại thành phần cấu tạo nên tổ yến. Tổ yến được hình thành 100% từ nước dãi chim yến và hoàn toàn không chứa đường. Do đó, người tiểu đường có thể yên tâm sử dụng yến sào. 

Chúng ta thường kết hợp yến sào với các thảo dược như táo đỏ, kỷ tử, hạt sen … Liệu cách chế biến này có thực sự phù hợp với người tiểu đường không? Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.

==> Quan tâm: Bệnh tiểu đường có ăn được ngô không? Giải đáp chi tiết

Tiểu đường ăn yến được không còn phụ thuộc vào cách chế biến tổ yến

Khi chưng yến, người ta thường cho thêm đường phèn, táo đỏ … để tăng thêm hương vị hấp dẫn và tăng tính bổ dưỡng cho yến sào. 

Nhưng, đối với người tiểu đường, bạn cần lưu ý:

  • Hạn chế sử dụng đường: Khi chế biến yến sào, tuyệt đối không cho thêm đường. Thay vào đó, có thể sử dụng các nguyên liệu thảo dược có vị ngọt như táo đỏ, long nhãn với lượng vừa phải.
  • Giảm tinh bột: Nên sử dụng gạo mầm thay cho gạo tẻ hoặc gạo nếp khi nấu cháo yến. Kết hợp yến sào với các nguyên liệu như gà ác, chim câu … để có các món ăn bổ dưỡng.
  • Chế biến đúng cách: Chưng yến cách thủy trong 20-30 phút để giữ nguyên dưỡng chất. Khi nấu cháo yến hoặc hầm yến, cần nấu chín các nguyên liệu khác trước, sau đó mới cho yến vào để tránh làm mất dưỡng chất.
  • Liều lượng phù hợp: Người tiểu đường nên sử dụng 3-4g yến/ngày, ăn 2-3 lần/tuần để hấp thu tốt nhất các dưỡng chất.
  • Nên sử dụng yến sào vào buổi sáng khi vừa thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh tiểu đường ăn yến sào được không, bạn cũng cần chú ý đến nguồn gốc và chất lượng của yến sào. Nên chọn sản phẩm từ những nhà cung cấp uy tín và có chứng nhận để đảm bảo chất lượng và hiệu quả. 

Bạn có thể tham khảo cách chế biến yến sào cho người tiểu đường được chúng tôi tổng hợp dưới đây. Để vừa có món ăn ngon, giúp bổ sung dinh dưỡng lại không làm tăng đường huyết. 

==> Có thể bạn quan tâm: Uống thuốc tiểu đường đúng cách hiệu quả cho từng loại thuốc

3 cách chế biến tổ yến bổ dưỡng cho người tiểu đường 

Như chúng tôi đã chia sẻ, tiểu đường ăn yến được không còn phụ thuộc vào cách chế biến. Dưới đây là 3 cách chế biến yến sào cho người tiểu đường.

Yến chưng hạt sen, long nhãn và táo đỏ

Bệnh tiểu đường ăn yến sào được không là thắc mắc của nhiều người có người thân bị tiểu đường, khi muốn chọn quà biếu tặng trong nhiều dịp. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm tặng yến sào cho người thân. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm hạt sen, táo đỏ, long nhãn … 

  • Nguyên liệu (cho 2 khẩu phần ăn):
    • 5g yến sào
    • 30g hạt sen
    • 2 quả long nhãn
    • 2 quả táo đỏ
    • Nước
  • Cách chế biến:
    • Ngâm yến sào trong nước ấm khoảng 30 phút cho mềm, làm sạch (nếu cần)
    • Rửa sạch hạt sen, long nhãn và táo đỏ.
    • Cho yến sào, hạt sen, long nhãn, táo đỏ vào chén chưng yến.
    • Thêm nước vừa đủ, đậy nắp và chưng cách thủy trong khoảng 45 phút. Khi chưng lót 1 chiếc khăn ở dưới bát chưng yến.

Tiểu đường ăn yến được không? 

Yến chưng gà ác

Là món bổ dưỡng giúp bồi bổ sức khoẻ cho người mới ốm dậy, đặc biệt là người tiểu đường từng bị covid. 

  • Nguyên liệu (cho 2 khẩu phần ăn):
    • 5g yến sào
    • 1 con gà ác
    • 1 củ gừng
    • Gia vị (muối, tiêu)
  • Cách chế biến:
    • Sơ chế gà ác, rửa sạch và để ráo nước.
    • Sơ chế sạch yến sau khi đã ngâm mềm
    • Cho yến sào, gừng thái lát vào bụng gà ác.
    • Hầm gà ác trong nồi nước sôi khoảng 1 tiếng.
    • Nêm nếm gia vị vừa ăn và thưởng thức.

Tiểu đường ăn yến được không? 

Yến xào nấm

Bên cạnh các món hầm, chưng, yến xào nấm là món ngon lạ miệng lại đầy đủ dinh dưỡng cho người tiểu đường. 

  • Nguyên liệu (cho 2 khẩu phần ăn):
    • 5g yến sào
    • 100g nấm (nấm hương, nấm đông cô,...)
    • 1 củ hành tây
    • 1 củ cà rốt
    • Gia vị (muối, tiêu, dầu ăn)
  • Cách chế biến:
    • Sơ chế sạch yến
    • Rửa sạch nấm, hành tây và cà rốt, cắt thành miếng vừa ăn.
    • Phi thơm hành tây với dầu ăn, sau đó cho nấm vào xào chín.
    • Tiếp theo, cho yến sào, cà rốt vào xào cùng.
    • Nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.

==> Xem thêm ngay: TOP 10 thuốc tiểu đường tuýp 2 tốt nhất hiện nay

Hy vọng rằng, với các thông tin chúng tôi chia sẻ, bạn không chỉ trả lời được câu hỏi tiểu đường ăn yến được không mà còn biết cách chế biến các món ăn bổ dưỡng mà vẫn kiểm soát tốt đường huyết.

Bạn có thể bổ sung thêm yến sào vào chế độ ăn uống cho người tiểu đường. Kết hợp với việc tập luyện hợp lý và sử dụng thêm 2 viên ADDP Viên An Đường hàng ngày để cải thiện sức khỏe đường huyết tốt hơn. ADDP Viên An Đường không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Miễn trừ trách nhiệm:

  • Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.
  • ADDP không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.