Mục lục nội dung

  1. Vai trò của chế độ ăn uống đối với người tiểu đường tuýp 2
  2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường
  3. Bệnh tiểu đường ăn gì tốt cho sức khoẻ: Danh sách thực phẩm nên ăn cho người tiểu đường tuýp 2
  4. Bệnh tiểu đường hạn chế ăn gì?
  5. Thực đơn cho người tiểu đường
  6. Mẫu thực đơn cho người tiểu đường theo nhu cầu năng lượng
  7. Mẫu thực đơn cho người tiểu đường ăn cả tuần

Thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2 nói riêng và chế độ ăn uống nói chung đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Việc xây dựng thực đơn phù hợp không chỉ giúp bạn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, mà đồng thời hỗ trợ giữ lượng đường trong máu ổn định hơn. 

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những điểm cần lưu ý trong chế độ ăn cho người mới bị tiểu đường, các bí quyết để xây dựng thực đơn cho người mới bị tiểu đường. Hy vọng các thông tin này sẽ hỗ trợ bạn hoặc người thân của bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả và phòng ngừa biến chứng.

thực đơn cho người tiểu đường

Nếu bạn mới phát hiện tiểu đường và đang tìm kiếm các biện pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết không phụ thuộc thuốc tây, liên hệ ngay với chuyên viên Dược phẩm ADDP qua Hotline 0904 637 007 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Vai trò của chế độ ăn uống đối với người tiểu đường tuýp 2

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể cho người tiểu đường tuýp 2. Các thực phẩm chúng ta ăn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu.

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp đường huyết ổn định, không bị tăng đột ngột sau ăn. Khi lượng đường trong máu được kiểm soát tốt, người tiểu đường có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận,... Chế độ ăn cho người mới bị tiểu đường được xây dựng một cách khoa học còn giúp duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường sức đề kháng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cùng chúng tôi tìm hiểu các nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2 trong phần tiếp theo của bài viết. 

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

Việc tuân thủ các nguyên tắc đơn giản dưới đây giúp người tiểu đường tuýp 2 và người thân dễ dàng xây dựng được một thực đơn hợp lý và hiệu quả cho việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Hãy cùng chúng tôi tham khảo các lưu ý này

Dinh dưỡng

  • Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất: Cung cấp đầy đủ các nhóm chất gồm chất đạm chất béo, chất xơ, chất đường bột, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
  • Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp: Ưu tiên thực phẩm GI thấp để giúp kiểm soát lượng đường huyết sau khi ăn. Thực phẩm GI thấp giúp cơ thể hấp thu đường chậm hơn, hạn chế sự gia tăng đột ngột của lượng đường trong máu.
  • Hạn chế thực phẩm giàu đường, chất béo bão hòa và cholesterol: Vì các thực phẩm có thể làm tăng đường huyết và ảnh hưởng sức khỏe tim mạch. Thay vào đó, hãy ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đồng thời hạn chế sử dụng mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ ngọt,...
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa chính, hãy chia thành 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày để giúp kiểm soát lượng đường huyết ổn định và tránh cảm giác thèm ăn quá mức. Chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể hấp thu thức ăn tốt hơn, đồng thời giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.
  • Uống đủ nước: Nước lọc giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ các chức năng quan trọng và hạn chế cảm giác thèm ăn. Uống đủ nước mỗi ngày (tối thiểu khoảng 2 lít) giúp cơ thể hoạt động tốt hơn và hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

thực đơn cho người tiểu đường

Dựa trên các nguyên tắc cơ bản này kết hợp với việc trả lời các câu hỏi bệnh tiểu đường ăn gì tốt cho sức khỏe? Tiểu đường hạn chế ăn gì? Bạn có thể tự xây dựng được một thực đơn phù hợp cho mình hoặc người thân muốn kiểm soát đường huyết và duy trì cân nặng hợp lý. 

5 mẹo hay xây dựng thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2


Để việc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường trở nên dễ dàng hơn, Dược phẩm ADDP xin được chia sẻ với bạn và người thân 5 mẹo nhỏ được cộng đồng người tiểu đường áp dụng và có nhiều phản hồi tích cực:

  • Lên thực đơn trước cho các bữa ăn: Việc lập kế hoạch trước giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo rằng bạn luôn có sẵn các thực phẩm tốt cho việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
  • Chia nhỏ các bữa ăn: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp kiểm soát lượng đường huyết ổn định và tránh cảm giác thèm ăn quá mức.
  • Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp: Ưu tiên các loại thực phẩm GI thấp để giúp kiểm soát lượng đường trong máu sau khi ăn.
  • Bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, đồng thời tạo cảm giác no lâu.
  • Uống đủ nước: Nước giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ các chức năng quan trọng, bao gồm kiểm soát đường huyết.

Tính lượng calo cần thiết cho cơ thể

Khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường phải đảm bảo yêu cầu không gây tăng đường huyết, kiểm soát huyết áp, mỡ máu, tốt cho tim mạch ngăn chặn và kiểm soát được biến chứng bệnh tiểu đường.

Để tính toán được lượng calo cần thiết cho người tiểu đường chúng ta sẽ áp dụng dựa theo cân nặng lý tưởng (CNLT) theo công thức. Tuy nhiên tùy vào giới tính, cường độ lao động, vận động thì mức độ tiêu thụ calo sẽ khác nhau

Trong đố CNLT(kg) =(chiều cao(cm)-100)*0.9

Dựa vào CNLT, cường độ lao động... sẽ tính ra được nhu cầu calo của người bệnh tiểu đường sẽ cần nạp vào cơ thể trong ngày:

Cường độ lao độngNhu cầu năng lượng (đơn vị calo) 
 NamNữ
NhẹCNLT * 30 calo/kg/ngàyCNLT * 25 calo/kg/ngày
Trung bìnhCNLT * 35 calo/kg/ngàyCNLT * 30 calo/kg/ngày
NặngCNLT * 45 calo/kg/ngàyCNLT * 40 calo/kg/ngày

Ví dụ: Giới tính: nam, cao: 1,7m, cường độ lao động trung bình, CNLT = (170-100) × 0.9 = 63 kg

==> Nhu cầu calo/ngày: 63 x 35 calo/kg/ngày = 2205 calo/ngày

Trong phần tiếp theo của bài viết hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các loại thực phẩm người tiểu đường nên ăn, nên hạn chế để hỗ trợ duy trì đường huyết ổn định. 

Bệnh tiểu đường ăn gì tốt cho sức khoẻ: Danh sách thực phẩm nên ăn cho người tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường nên ăn những gì là một trong những câu hỏi được nhiều người tiểu đường quan tâm. Việc lựa chọn đúng thực phẩm vô cùng quan trọng, đặc biệt cho người mới bị tiểu đường. Lựa chọn đúng vừa giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định vừa nâng cao sức khỏe. 

Dưới đây là các loại thực phẩm được khuyến nghị cho người tiểu đường, cụ thể như sau:

Rau xanh và trái cây: Nguồn cung cấp dinh dưỡng đa dạng cho người tiểu đường

Rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), người bệnh tiểu đường nên nạp 25-35 gram chất xơ mỗi ngày. Bạn nên chọn các loại rau và trái cây có GI thấp như rau chân vịt, súp lơ xanh, rau diếp,  táo, cam, bưởi, dâu tây,...

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn. Đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hoá, làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, giúp tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột sau bữa ăn. Ngoài ra, chất xơ hòa tan còn có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL), góp phần làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

Ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu nguồn cung cấp vitamin nhóm B không thể thiếu trong thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám, đậu đen, đậu xanh, đậu lăng … là nguồn cung cấp Vitamin nhóm B và các chất xơ cho người tiểu đường. 

Các vitamin nhóm B, đặc biệt là B1, B2, B3, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giúp cơ thể hoạt động bình thường, hạn chế tình trạng da khô, nứt nẻ. 

Ngoài ra, khi thiếu hụt vitamin nhóm B như B6, B12 có thể dẫn đến các biến chứng thần kinh do tiểu đường, như tê bì chân tay, đau nhức, rối loạn cảm giác,... Bổ sung đầy đủ vitamin nhóm B giúp bảo vệ hệ thần kinh và giảm nguy cơ biến chứng.

Đặc biệt, người tiểu đường thường gặp vấn đề về chuyển hóa glucose do thiếu hụt insulin, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng. Việc bổ sung thêm vitamin nhóm B có thể giúp cải thiện tình trạng này.

thực đơn cho người tiểu đường

==> Xem thêm: Tầm quan trọng của vitamin B với sức khỏe người tiểu đường

Chất đạm từ các loại thịt nạc (gà, cá…): Lựa chọn thông minh trong thực đơn cho người mới bị tiểu đường

Chất đạm là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể, giúp duy trì hoạt động của các cơ quan. Đồng thời giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng - yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.

Bên cạnh đó, bổ sung đủ lượng đạm cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng.

Người tiểu đường nên ưu tiên chất đạm nạc, ít chất béo bão hòa và cholesterol như thịt nạc: ức gà, ức vịt, thịt thăn bò, cá, các sản phẩm từ sữa ít béo, các loại đậu

Chất béo tốt: Nhóm chất không thể thiếu khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

 Chất béo ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể còn giúp hoà tan một số loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, D, E, K … Chất béo tốt còn giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng, giữ ấm cho cơ thể và tăng cường sức khỏe não bộ, giúp cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung.

Tuy nhiên, người tiểu đường nên chọn chất béo phù hợp, ưu tiên các loại chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol.

  • Chất béo không bão hòa đơn: Có nhiều trong dầu ô liu, dầu bơ, quả bơ, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó,...).
  • Chất béo không bão hòa đa: Có nhiều trong cá béo (cá hồi, cá thu,...), dầu đậu nành, dầu hướng dương,...
  • Chất béo omega-3: Có nhiều trong cá béo, hạt chia, tảo biển,...

thực đơn cho người tiểu đường

Chắc hẳn các thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bệnh tiểu đường nên ăn những gì tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn không thể bỏ qua các thông tin về tiểu đường hạn chế ăn gì nếu muốn hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Các thông tin về bệnh tiểu đường hạn chế ăn gì được chúng tôi tổng hợp ngay dưới đây.

Bệnh tiểu đường hạn chế ăn gì?

Bên cạnh việc tăng cường các thực phẩm tốt cho người tiểu đường, việc hạn chế các nhóm thực phẩm dưới đây giúp người tiểu đường bảo vệ sức khoẻ tổng thể và hỗ trợ duy trì đường huyết ổn định.

Thực phẩm chứa nhiều đường cần được hạn chế trong thực đơn cho người tiểu đường

Trái cây sấy khô, các loại đồ ngọt như kem, bánh ngọt, nước có ga, nước sốt, tương cà, tương ớt, sữa đặc … là các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và cholesterol, không tốt cho sức khỏe tim mạch và làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Thực phẩm giàu tinh bột nên được thay thế bởi thực phẩm nguyên cám trong chế độ ăn cho người mới bị tiểu đường

Các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như cơm trắng, mì trắng, bún trắng, phở trắng, khoai tây, bánh mì trắng … có GI cao. Sau khi được hấp thu sẽ chuyển hoá thành glucose, dễ làm đường huyết tăng cao đột ngột nếu không kiểm soát được lượng ăn mỗi lần.

Các thực phẩm giàu tinh bột còn dễ gây tình trạng tăng cân, béo phì - là các yếu tố nguy cơ cao cho bệnh tiểu đường và làm khó khăn hơn trong việc kiểm soát đường huyết.

Vậy, bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm?

Người tiểu đường không nên loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi chế độ ăn uống. Thay vào đó, nên chọn các loại tinh bột tốt như gạo lứt, yến mạch, khoai lang … vừa có GI thấp, vừa cung cấp nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe.

thực đơn cho người tiểu đường

Thực phẩm chế biến sẵn 

Thực phẩm chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, mì gói, thịt nguội, đồ hộp … thường chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, là những loại chất béo không tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, các món ăn sẵn thường chứa nhiều muối và các chất phụ gia thực phẩm để bảo quản và tăng hương vị. Lượng muối dư thừa có thể dẫn đến tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ cao cho các bệnh tim mạch và suy thận.

Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường. Do đó, nhóm thực phẩm này nên được loại bỏ khỏi thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2. 

Thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol

Là các món được chế biến từ thịt mỡ, nội tạng động vật, sữa nguyên kem, trứng gà … Nhóm thực phẩm này làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Khi lượng mỡ máu xấu trong cơ thể cao, sẽ bám vào thành mạch máu, hình thành mảng xơ vữa, dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Để hỗ trợ kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng, người tiểu đường nên hạn chế nhóm thực phẩm này. 

Đồ uống có gas, bia, rượu: Nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết thất thường

Các loại đồ uống có cồn có thể tương tác với các loại thuốc tiểu đường, làm cơ thể mất nước, ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Trong khi đó, các loại nước uống có ga lại chứa nhiều đường và calo nhưng thiếu dinh dưỡng. Sử dụng các loại nước này thường xuyên không tốt cho sức khỏe tim mạch và làm tăng nguy cơ béo phì.

Thực đơn cho người tiểu đường

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Với người bình thường bữa sáng đã quan trọng thì với người tiểu đường quan trọng hơn và tuyệt đối không nên bỏ bữa sáng, sẽ giúp kiểm soát đường huyết trong ngày. Thực đơn bữa sáng cho người bệnh tiểu đường cần cân bằng dinh dưỡng: 1/2 tinh bột, 1/4 hoa quả, 1/4 protein.

Gợi ý mội vài bữa sáng ngon, đủ chất cho người tiểu đường tham khảo:

  • Thực đơn 1:Một bát bún, phở : nên giảm một nửa lượng bún phở, thay vào đó thêm nhiều rau, rau sống, rau củ ăn kèm, ...nhiều thịt, cá. Không nên ăn quẩy.
  • Thực đơn 2: 1/2 chiếc bánh giò + 200ml sữa đậu nành không đường, 180ml sữa dành cho người tiểu đường
  • Thực đơn 3: 1/2 bát xôi, kèm rau sống, nộm, giò, chả, thịt
  • Thực đơn 4: 1 quả trừng luộc + 1 quả chuối hoặc quả cam
  • Thực đơn 5: 200g khoai lang luộc
  • Thức đơn 6: 1 chén cháo yến mạch + 1 ly sữa không đường hoặc sữa dành cho người tiểu đường
  • Thực đơn 7: 1 chén cháo thịt bò nhỏ

thực đơn cho người tiểu đường

Thực đơn bữa trưa cho người tiểu đường

Với người Việt Nam bữa trưa là bữa ăn chính và quan trọng. Sau một buổi sáng làm việc và hoạt động thì đến bữa trưa thường ăn nhiều ăn no để bổ sung năng lượng. Tuy nhiên với thực đơn cho người tiểu đường

bữa nào cũng cần phải cân nhắc hợp lý để có thể kiểm soát được đường huyết.

Với bữa trưa của thực đơn cho người tiểu đường thì nên gồm 1/4 tinh bột, 1/2 rau xanh không chứa tinh bột, 1/4 protein.

Thực đơn 1:

  • Cơm gạo lứt: 1 chén gạt.
  • Canh trứng cà chua: 1 chén con.
  • Mướp đắng tôm tươi: 1 đĩa nhỏ.
  • Rau củ (cà tím, cà rốt, dưa hường, mướp đắng, hành tây) xào nước tương.

Thực đơn 2:

  • Một bát con bún.
  • Một đĩa rau luộc.
  • Cá nục kho cà chua (một phần hai con cá nục vừa, 2 quả cà chua, không dầu, đường).
  • Một miếng thanh long (1/6 trái vừa).

Thức đơn 3:

  • Cơm gạo lứt: 1 chén gạt
  • Bắp cải luộc: 1 chén đầy
  • Thịt gà: 2 miếng vừa
  • Đậu phụ sốt cà chua: 2 miếng vừa
  • Tráng miệng: 1 miếng dưa hấu

Thức đơn 4:

  • Cơm trắng: 1/2 chén
  • Canh mồng tơi: 1 chén đầy
  • Tôm: 5 con (50g)
  • Tráng miệng: 1 múi bưởi

Thực đơn 5:

  • Cơm trắng: 1/2 chén
  • Su hào luộc: 1 chén đầy
  • Thịt bò xào: 10 miếng (60g)
  • Tráng miệng: 2 quả chôm chôm

Thực đơn 6:

  • Cơm gạo lứt: 1 chén gạt
  • Thịt lợn luộc: 8 miếng
  • Đậu phụ sốt cà: 2 miếng
  • Bắp cải luộc: 1 chén đầy
  • Tráng miệng: 1/2 quả cam

Thực đơn 7:

  • Bún mọc: 1 tô (1/2 bún, nhiều thịt, nhiều rau)
  • Tráng miệng: 1/2 quả táo

Thực đơn cho người tiểu đường bữa tối

Với bữa tối thì thực đơn cho người tiểu đường cũng tương tự bữa trưa: 1/2 rau xanh, 1/4 tinh bột, 1/4 chất đạm. Tuy nhiên, lượng ăn bữa tối sẽ phải giảm đi khoảng 1/3 so với bữa trưa để đảm bảo không gây ảnh hưởng đường huyết khi ngủ, cũng như khi thức dậy buổi sáng hôm sau.

Thực đơn 1

  • Cơm gạo lứt: 2/3 chén.
  • Đậu phụ kho nước tương (một miếng đậu phụ khoảng 150g).
  • Canh mướp đắng nhồi thịt (một mướp đắng 150g, thịt nạc 80g, nấm mèo 5g).
  • Cam: 1/2 quả.

Thực đơn 2

  • Bún: 2/3 chén con.
  • Canh cá rô: 1 chén con.
  • Măng tươi hoặc cà rốt, cải xanh luộc: 1 đĩa vừa.
  • Củ đậu: 1/2 củ vừa.

Thực đơn 3

  • Cơm gạo lứt: 2/3 chén gạt
  • Thịt lớn sốt cà chua: 8 miếng
  • Canh cải nấu tôm khô: 1 chén con
  • Dưa hấu: 1 miếng

Thực đơn 4

  • Cơm trắng: 1/3 chén
  • Khổ qua sào 1/2 quả trứng: khoảng 50g
  • Canh bí đao thịt nạc: 1 chén con

Thực đơn 5

  • Cơm gạo lứt: 2/3 chén gạt
  • Thịt nạc luộc: 8 miếng
  • Tôm: 2 con
  • Rau muống luộc: 1 bát đầy
  • 1/2 quả ổi

Thực đơn 6

  • Bún gạo lứt thịt bò, rau cải: 1 bát
  • Bưởi:1 múi

Thực đơn 7

  • Cơm trắng: 1/3 chén
  • Trứng luộc: 1 quả
  • Thịt nạc: 5 miếng
  • Cải chíp luộc: 1 chén đầy

Thực đơn bữa phụ cho người tiểu đường

Với người tiểu đường thì nên chia nhỏ bữa ăn ra ngày từ 5-6 bữa ( 3 bữa chính - 2 đến 3 bữa phụ) để đảm bảo không bị đói, gây tụt đường huyết giữa các bữa chính. Đồng thời cũng giúp giảm được lượng thức ăn trong các bữa chính để không sợ gây tăng đường huyết quá cao sau ăn:

  • 180ml sữa không đường hoặc sữa chuyên dành cho người tiểu đường
  • 1/2 bắp ngô luộc
  • 1/3 củ khoai luộc
  • 1 hộp sữa chua không đường
  • 1 bánh bông lan cho người tiểu đường
  • 3 chiếc bánh quy cho người tiểu đường
  • 1 miếng lê, đu đủ, thanh long, 1/2 trái táo, 2 múi bưởi

==> Có thể bạn quan tâm: TOP 10 sản phẩm sữa tiểu đường tốt nhất hiện nay

Đây là những mẫu thực đơn cho người bệnh tham khảo . Thực đơn cho người tiểu đường có thể điều chỉnh tăng giảm tùy vào mức độ hoạt động của mỗi người. Những người mà lao động nặng có thể tăng thêm nửa chén cơm nữa. Tuy nhiên để chính xác nhất cho thực đơn mình đang ăn thì người bệnh nên kiểm tra đường huyết sau ăn 2h bằng máy đo đường huyết tại nhà. Nếu đường huyết sau ăn 2h <10 mmol/l thì bạn có thể yên tâm đường huyết.

Mẫu thực đơn cho người tiểu đường theo nhu cầu năng lượng

Thực đơn 1: Năng lượng 1.200 kcal/ngày/người

Thực đơn nên áp dụng cho:

  • Phụ nữ thừa cân, béo phì cần phải giảm cân
  • Phụ nữ cân nặng cân đối, công việc nhẹ nhàng

thực đơn cho người tiểu đường
thực đơn cho người tiểu đường 1200kcal/ngày/người

Thực đơn 2: Năng lượng 1.400 kcal/ngày/người

Áp dụng cho:

  • Phụ nữ thân hình vừa phải, làm công việc nặng.
  • Đàn ông thừa cân, béo phì cần giảm cân.
  • Đàn ông thân hình vừa phải, làm công việc nhẹ nhàng.

thực đơn cho người tiểu đường
thực đơn cho người tiểu đường 1400kcal/ngày/người

Thực đơn 3: Năng lượng 1.600 kcal/ngày/người

Áp dụng cho: Đàn ông thân hình vừa phải, làm công việc nặng.

thực đơn cho người tiểu đường
thực đơn cho người tiểu đường 1600kcal/ngày/người

Thực đơn 4: Năng lượng 1.800 kcal/ngày/người

Áp dụng cho: Người tiểu đường bị suy nhược cơ thể, cần tăng cân.

thực đơn cho người tiểu đường
thực đơn cho người tiểu đường 1800ml

Mẫu thực đơn cho người tiểu đường ăn cả tuần

Với người tiểu đường thực đơn cần phải đa dạng, nên cần luân phiên thay đổi các món ăn liên tục để không bị ngán. Đồng thời phải đảm bảo đủ dinh dưỡng mà vẫn là các thực phẩm có chỉ số GI thấp<55. Một số mẫu thực đơn cho người tiểu đường tham khảo cả tuần người bệnh có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân:

Thứ 2:

  • Bữa sáng: Phở gà 1 tô vừa
  • Xế trưa: Sữa tiểu đường hoặc 1/2 quả cam
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh bí đỏnấu thịt + đậu phụ + cá kho + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Bánh quy cho người tiểu đường;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + rau cải luộc + thịt kho + hoa quả.

Thứ 3:

  • Bữa sáng: Bánh cuốn + hoa quả;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh cá hồi nấu măng chua + rau muống luộc + thịt gà kho + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + canh cải xoong nấu tôm + dưa cải + thịt luộc + hoa quả.

Thứ 4:

  • Bữa sáng: Bún thang;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh cua rau cải + trứng cuộn + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Bánh Flan;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + salad rau càng cua + gà nấu nấm + hoa quả.

Thứ 5:

  • Bữa sáng: Bánh mì + hoa quả;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh ngao nấu chua + cá rán + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Ngô luộc;
  • Bữa tối: Bún mọc + hoa quả.

Thứ 6:

  • Bữa sáng: Hủ tiếu + hoa quả;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh bí đao nấu xương + hoa thiên lý xào thịt bò + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + rau muống luộc + đậu phụ nhồi thịt + hoa quả.

Thứ 7:

  • Bữa sáng: Cháo đậu đỏ;
  • Bữa trưa: Phở cuốn + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Chè đậu đen;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + cà tím nấu đậu và thịt + mướp đắng xào trứng + hoa quả.

Chủ nhật:

  • Bữa sáng: Bún bò Huế;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh thập cẩm (bông cải, nấm, tôm, thịt) + đậu phụ sốt cà chua + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường;
  • Bữa tối: Cháo sườn + hoa quả.

Hy vọng rằng với các thông tin được Dược phẩm ADDP cung cấp trên đây, người tiểu đường tuýp 2 có thể tự trả lời các câu hỏi như bệnh tiểu đường sáng nên ăn gì hay thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2 nên hạn chế các thực phẩm nào.

Trong trường hợp bạn hoặc người thân của bạn chưa tự tin xây dựng thực đơn cho người tiểu đường, hãy để lại bình luận hoặc trò chuyện trực tiếp với các chuyên gia của Dược phẩm ADDP để được hỗ trợ các biện pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết  và hỗ trợ phòng ngừa được các biến chứng tiểu đường. 

.

Miễn trừ trách nhiệm:

  • Các bài viết của ADDP chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 
  • ADDP không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.