Câu hỏi:

Mẹ tôi 50 tuổi, bị tiểu đường tuýp 2 cách đây gần 5 năm. Dạo gần đây bà thường xuyên bị lở miệng (lở trong lòng miệng, ở môi hoặc đầu lưỡi). Mẹ tôi có đi khám thường xuyên tại bệnh viện quận, các bác sĩ ở đó chích thuốc cho mẹ tôi vài hôm (5 - 7 ngày) thì vết lở loét dần dần hết sau đó tiếp tục dùng thuốc uống khoảng hơn 2 tuần lại bị tiếp. Mong bác sĩ tư vấn giúp cách chữa trị.

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi, xin gửi bạn câu trả lời của TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội như sau:

“Đầu tiên phải trao đổi với bạn là bệnh nhân tiểu đường type 2 rất dễ gây các nhiễm khuẩn. Ví dụ như: nhiễm khuẩn mắt, miệng, mũi, nhiễm khuẩn sinh dục, tiết niệu hoặc ngoài da.

Mẹ bạn bị tiểu đường lâu năm, vậy đường huyết của bác có kiểm soát được tốt hơn chưa? Bác vệ sinh răng miệng của mình có được tốt không? Đặc biệt, với những người có tuổi thường bị viêm quanh cuống răng, viêm tủy răng. Rồi tình trạng răng thưa cũng dễ mắc thức ăn, các mảng bám quanh răng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Mẹ bạn đã điều trị bằng insulin, dứt điều trị thì lại bị tái lại, điều này cũng có thể do liều điều trị chưa đủ. Hoặc là do chế độ dinh dưỡng kiêng khem thiếu nhiều khoáng chất và vitamin, đặc biệt là kẽm hay các loại vitamin nhóm B. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc lở loét miệng tái lại nhiều lần.

Lời khuyên dành cho bác hiện tại như sau:

  • Thứ nhất: Giữ vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ và nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần
  • Thứ hai: Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của mình
  • Thứ ba: Đi khám lại nếu tình trạng viêm nhiễm, lở loét không được cải thiện”

Chế độ ăn uống, kiểm soát đường huyết, thói quen sinh hoạt và chăm sóc răng miệng hàng ngày chính là các yếu tố quan trọng để giúp phòng ngừa các biến chứng răng miệng ở người bệnh tiểu đường:

  • Người tiểu đường bị lở loét miệng không nên quá nhiều các loại thực phẩm có chứa đường và tinh bột.
  • Kiểm soát tốt đường huyết: Theo dõi, kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên, tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ để giữ đường huyết luôn được ổn định. Nếu phát hiện các thuốc điều trị tiểu đường gây ra hiện tượng khô miệng cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được xử lý sớm.
  • Làm sạch răng miệng ít nhất 2 lần 1 ngày.
  • Khi đánh răng, tránh việc chà xát mạnh, nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và loại kem đánh răng có chứa thành phần Flo, điều này giúp cho người bệnh tiểu đường phòng tránh được các bệnh răng miệng.
  • Khi làm sạch răng, nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám, đồ ăn bị dắt trong kẽ răng thay vì sử dụng tăm để xỉa.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng sau các bữa ăn.
  • Đến các trung tâm nha khoa uy tín để làm sạch vôi răng định kỳ.

Mọi câu hỏi cần được giải đáp về bệnh tiểu đường, bạn vui lòng liên hệ với Thoái Linh Đường theo số hotline hoặc để lại bình luận bên dưới nhé. Chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe!