Uống thuốc tiểu đường có hại gì không? Đây là câu hỏi mà nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 quan tâm. Câu trả lời là không, nếu sử dụng thuốc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Tuy nhiên,

Thuốc tiểu đường vẫn có các tác dụng không mong muốn hay còn gọi là tác dụng phụ của thuốc tây tiểu đường. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các tác dụng phụ thường gặp và hiếm gặp của thuốc tiểu đường và cách xử trí khi gặp các vấn đề không mong muốn này.

Uống thuốc tiểu đường có hại gì: Nhóm thuốc Biguanide


Metformin là thuốc duy nhất trong nhóm Biguanide còn được sử dụng hiện nay. Đây là loại thuốc điều trị đầu tay thường được các bác sĩ chỉ định cho người bệnh tiểu đường tuýp 2. Thuốc có các biệt dược như Glucophage, Janumet, Glumetza ... 

Metformin giúp giảm lượng đường trong máu thông qua việc cải thiện khả năng sử dụng insulin của cơ thể và làm giảm glucose do gan tạo ra. Nhưng, cũng có những tác dụng không mong đợi nhất định.

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường Metformin


Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì? Là câu hỏi của nhiều người đặt ra khi mới bước vào quá trình điều trị bệnh với thuốc tây. Đa số các tác dụng phụ thường gặp của thuốc sẽ biến mất trong một vài tuần. Khi cơ thể của bạn đã làm quen với việc sử dụng thuốc.Tuy nhiên, với những tác dụng phụ nghiêm trọng, cần có cách xử trí kịp thời.

  • Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Metformin là rối loạn tiêu hóa. Với các biểu hiện như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn... 
  • Thiếu vitamin B12 do Metformin làm giảm khả năng hấp thu loại vitamin này. Nhất là ở người tiểu đường sử dụng Metformin để điều trị dài ngày. Việc thiếu vitamin B12 có thể là nguyên nhân dẫn tới các biểu hiện của biến chứng thần kinh ngoại biên tiểu đường như tê bì chân tay … Hoặc làm các biểu hiện này nặng hơn.
  • Tăng acid lactic (nhiễm toan lactic): Tác dụng phụ này hiếm gặp nhưng đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí có thể gây ra tử vong. Do đó, Metformin chống chỉ định trong các trường hợp suy thận, suy gan, suy tim nặng và cần thận trọng với người tiểu đường nghiện rượu.

Uống thuốc tiểu đường có hại gì

Cách xử trí khi gặp các tác dụng phụ của thuốc tiểu đường Metformin

Để hạn chế các tác dụng phụ với hệ tiêu hoá, người tiểu đường nên uống Metformin cùng với bữa ăn.

Trong quá trình sử dụng Metformin, nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, buồn ngủ, khó thở, đau bụng dữ dội kèm nôn, đau cơ bất thường… hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, đánh giá và xử trí kịp thời.

 uống thuốc tiểu đường có hại không

Uống thuốc tiểu đường Metformin gây đau bụng. buồn nôn? 

Uống thuốc tiểu đường có hại gì không: Nhóm Sulfonylureas?


Nhóm thuốc Sulfonylureas với các biệt dược như Gliclazide, Glipizide, Glimepiride …. Thuốc có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu bằng cách giúp tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn. Đồng thời, tăng nhạy cảm insulin tại các mô đích trong cơ thể. 

Tác dụng phụ của nhóm thuốc tiểu đường Sulfonylureas


Để trả lời được câu hỏi uống thuốc tiểu đường có hại gì không, có tác dụng phụ gì, chúng ta cần tìm hiểu về cơ chế tác động của nhóm thuốc với người bệnh.

Với nhóm Sulfonylureas, do cơ chế kích thích tuyến tụy bài tiết insulin không phụ thuộc nồng độ glucose trong máu, nên tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là gây biến chứng hạ đường huyết. Người sử dụng thuốc tiểu đường tuýp 2 có thể gặp các biểu hiện như đói, vã mồ hôi, run tay chân, lơ mơ, lẫn, hôn mê thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt nguy hiểm với người có bệnh suy gan, suy thận, cao tuổi,…

Ngoài ra, người sử dụng thuốc có thể gặp các biểu hiện như tăng cân, dị ứng nổi mề đay, nước tiểu sẫm màu, đau dạ dày…

uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì

Uống thuốc tiểu đường gây tăng cân?

Biện pháp giúp giảm tác dụng phụ 


Để làm giảm tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc, người tiểu đường cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định về liều dùng thuốc, không tự ý thay đổi liều dùng. 

Liều dùng sẽ được bác sĩ điều chỉnh từ thấp đến cao để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm tối thiểu các tác dụng phụ.

Thêm vào đó, trong quá trình sử dụng thuốc cần duy trì chế độ ăn đầy đủ, không bỏ bữa. Trong trường hợp mệt ốm, chán ăn, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để được thay đổi liều lượng thuốc phù hợp với tình trạng cơ thể.

==> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách uống thuốc tiểu đường đúng hạn chế tác dụng phụ nhất

Uống thuốc tiểu đường có hại gì: Nhóm Thiazolidinediones (TZDs)


Nhóm TZDs với Pioglitazone (Actos) có cơ chế hoạt động là cải thiện độ nhạy cảm của các mô - khôi phục phản ứng của cơ thể với insulin.

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường Pioglitazone

Cơ chế tác động của thuốc có thể khiến người tiểu đường gặp các biểu hiện không mong đợi như giữ nước gây phù, tăng cân … 

Ngoài ra có các tác dụng phụ hiếm gặp như mờ mắt, dễ gãy xương, tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu sẫm màu …

Làm thế nào để hạn chế các tác dụng không mong đợi khi sử dụng Pioglitazone?


Cũng giống như khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Thông báo cho bác sĩ biết về các tiền sử bệnh của bạn (nếu có). Trong thời gian sử dụng thuốc hạn chế lái xe, sử dụng thiết bị hoặc tham gia các hoạt động cần sự tỉnh táo, tập trung tầm nhìn. Đặc biệt, trong thời gian sử dụng thuốc hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích. 

Uống thuốc tiểu đường có hại gì

Uống thuốc tiểu đường nhóm thuốc ức chế SGLT2 có tác dụng phụ gì?


Nhóm SGLT2 có các biệt dược như Dapagliflozin (Forxiga) với cơ chế hoạt động giúp ức chế quá trình tái hấp thu glucose tại thận. Nhờ đó glucose được bài tiết vào nước tiểu nhiều hơn và làm hạ glucose máu. Thuốc được khuyến cáo sử dụng cho người tiểu đường có bệnh tim mạch như mạch vành, suy tim, vì có thể giảm nguy cơ nguy hiểm từ các bệnh này. Thuốc có giá thành cao hơn Metformin và một số loại thuốc khác.

Tác dụng không mong đợi khi sử dụng Dapagliflozin (Forxiga)


Người sử dụng thuốc có thể bị tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm. Do đó cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Nên uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn, uống thêm nhiều nước trong ngày. 

Uống thuốc tiểu đường có hại gì với nhóm ức chế men DPP-4 không?


Sitagliptin (Januvia), Saxagliptin (Onglyza), Linagliptin (Trajenta), Vildagliptin... là các biệt dược trong nhóm thuốc DPP-4. Các thuốc trong nhóm này hỗ trợ tuyến tuỵ tăng tiết insulin nhiều hơn sau các bữa ăn. Nhiều người tiểu đường tuýp 2 có băn khoăn việc uống thuốc tiểu đường có hại gì đã tìm hiểu về nhóm thuốc này.

,

Mặc dù cùng cơ chế hoạt động là kích thích tuyến tuỵ tăng tiết insulin, nhiều người sử dụng nhóm DPP4-i ít gặp nguy cơ hạ đường huyết hơn nhóm Sulfonylureas. Vì nhóm DPP-4 gây tăng nồng độ GLP1 đáp ứng với thức ăn.

Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ thường thấy như viêm đường hô hấp trên như nghẹt mũi, đau họng. Các tác dụng phụ nguy hiểm như đau khớp, rối loạn chức năng gan, tụy.

uống thuốc tiểu đường có hại không

Nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1: Uống thuốc tiểu đường có hại gì không?


Liraglutide (Victoza) - biệt dược trong nhóm GLP-1 hoạt động theo cơ chế kích thích tiết insulin và glucagon phụ thuộc vào nồng độ glucose trong máu. Thuốc cũng giảm cảm giác thèm ăn và giảm nhu động dạ dày.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của nhóm này là các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, nôn…. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này giảm đi khi cơ thể dung nạp dần với thuốc. Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể sử dụng thêm men vi sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra tác dụng phụ hiếm gặp khác như nguy cơ gây bệnh tuỵ (viêm tụy, ung thư tụy) và ung thư giáp dạng tủy. Do đó, việc sử dụng thuốc, liều dùng, thời gian … cần tuân thủ chính xác các chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng insulin có tác dụng phụ gì không?


Băn khoăn với việc uống thuốc tiểu đường có hại không, nhiều người tiểu đường đã tìm đến Insulin. Liệu suy nghĩ này có đúng không?

Insulin được chỉ định cho người bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 chưa kiểm soát được đường huyết bằng thuốc viên và cả người đái tháo đường thai kỳ.

Hiện nay có 4 nhóm Insulin được phân biệt dựa trên thời gian tác dụng gồm:

  • Insulin tác dụng nhanh, ngắn
  • Insulin tác dụng trung bình
  • Insulin tác dụng chậm, kéo dài 
  • Insulin trộn, hỗn hợp 

Insulin là nhóm thuốc có tác dụng hạ đường huyết mạnh nhất và không giới hạn trong việc giảm HbA1c. Chính vì vậy, tác dụng phụ thường gặp nhất của nhóm này là người sử dụng có nguy cơ cao bị hạ đường huyết. 

tác dụng phụ của thuốc tiểu đường

Để khắc phục, người sử dụng insulin cần ăn đủ bữa, tuyệt đối không bỏ bữa để tránh việc đường huyết giảm quá mức. Ngoài ra, insulin còn có thể gây ra tình trạng loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân, dị ứng… Để tránh các tác dụng phụ này, người tiểu đường phải tuân thủ các hướng dẫn tiêm insulin.

Thay vì việc lo lắng uống thuốc tiểu đường có hại không, bạn hãy tuân thủ các chỉ định điều trị. Trong trường hợp tìm kiếm thông tin tham khảo để tự trả lời cho câu hỏi uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì, bạn hãy tra cứu từ các nguồn đáng tin cậy như Bộ Y tế, Cục Khám chữa bệnh, các bệnh viện đầu ngành như bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Vinmec, Viện Nội tiết …

Quan trọng hơn cả, hãy tin tưởng vào các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tiểu đường là bệnh mãn tính, để kiểm soát hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng, cần kết hợp cả việc dùng thuốc với chế độ ăn uống và vận động. Bạn có thể tham khảo thêm các lưu ý trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường dưới đây.

Lời Khuyên Khi Sử dụng Thuốc Tiểu Đường:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng thuốc và chỉ định của bác sĩ.
  • Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và theo cách thức được bác sĩ kê đơn.
  • Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa (đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán ngập dầu mỡ…)
  • Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên theo hướng dẫn và kịp thời thông báo các thay đổi cho bác sĩ điều trị

==> Xem ngay: Thực đơn dành riêng cho người tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Uống thuốc tiểu đường có hại gì

Nếu bạn cần thêm các thông tin về việc uống thuốc tiểu đường có hại gì, hãy kết nối ngay với chuyên gia dược phẩm ADDP để được hỗ trợ nhanh nhất!

.

Miễn trừ trách nhiệm: